Những lưu ý quan trọng khi cải tạo nâng tầng nhà
- Việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một chuyên gia hay đơn vị chức năng để thẩm định kết cấu công trình. Tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của nền móng xem chúng có đủ điều kiện để cải tạo hay không. Tiếp theo, hãy cân đối tài chính sao cho phù hợp và tối ưu nhất cho công trình của mình.
Gia cố cột móng nhà cũ
Những ngôi nhà cũ thì khả năng chịu lực của nền móng sẽ bị suy giảm đi rất nhiều. Vì vậy, việc gia cố nền móng là rất cấp thiết. Đặc biệt khi cải tạo nâng tầng nhà phố, các bạn đừng nên bỏ qua bước này. Đó là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí và nâng cao tuổi thọ, độ bền cũng như sự an toàn cho công trình.
Tính toán chiều cao tầng nhà
Khi sửa nhà nâng tầng, các bạn cũng cần tính toán tới chiều cao của tầng nhà. Đó là khoảng cách giữa 2 sàn nhà được tính từ sàn tầng dưới tới sàn tầng kế tiếp. Có những người thích chiều cao phòng thấp và có những người lại thích chiều cao phòng lớn. Tuy nhiên theo ý kiến của các kỹ sư xây dựng thì tùy vào điều kiện mà bạn nên tính toán chiều cao tầng sao cho hợp lý để có được cảm giác thoải mái cho không gian tầng.
Chọn bản vẽ thiết kế phù hợp với kết cấu
Chọn bản vẽ thiết kế nâng tầng nhà phù hợp nhưng tuyệt đối không phá vỡ kết cấu nhà cũ. Việc làm này sẽ giúp ngôi nhà bền vững, an toàn, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Giải pháp về tường và vách ngăn nhẹ
Trần và tường nhẹ ngoài tác dụng che chắn còn có thể cách nhiệt, cách âm, chóng cháy, chống thấm, tiêu âm. Mặt khác, thay vì tốn kém chi phí gia cố móng khi sửa nhà, các bạn có thể sử dụng hệ tường bằng thạch cao hay tấm Duraflex. Lý do cũng bởi mỗi mét vuông vật liệu này chỉ bằng 1/8 tường gạch.
Trái với suy nghĩ của nhiều người là tường nhẹ không bền chắc và dễ đổ vỡ. Vật liệu này có tuổi thọ cao và chịu được sức nặng rất lớn. Các bạn có thể treo tivi LCD trên tường hoặc bền rửa mặt lên bình thường. Mặt khác, tường nhẹ có thể tạo nhiều kiểu dáng khác nhau theo yêu cầu của khác nhau. Cụ thể như tạo cách uốn cong, tạo khung tranh trí với nhiều kiểu dáng mà tường gạch chắc chắn không làm được.
Lưu ý khi làm mái nhà
Các bạn cũng nên quan tâm tới mái nhà khi nâng tầng nhà. Để thoát không khí tốt và tạo cảm giác thoáng đáng, hãy làm mái nhà dốc. Phương pháp này cũng giảm tối đa áp lực cho nền móng.
Thủ tục hành chính liên quan đến nâng tầng nhà
Các bạn cần phải có giấy phép từ chính quyền địa phương, những loại thủ tục và giấy tờ liên quan đến việc cải tạo nâng tầng nhà. Hãy đảm bảo mọi giấy tờ xong xuôi để việc cải tạo và sửa chữa không gặp gián đoạn.
Sử dụng vật liệu trong thi công nâng tầng nhà
Giảm trọng lực tức là giảm tải trọng đè lên công trình giúp cho nền móng vững chắc. Lựa chọn vật liệu nhẹ và phương pháp tối ưu nhất. Các bạn có thể sử dụng vật liệu nhẹ 3D cho thi công sàn và tường công trình của mình.
Những cách cải tạo nâng tầng nhà phố hiện nay
Tình trạng kết cấu và công năng của nhà cũ khá phức tạp. Vì vậy, căn cứ vào tình hình thực tế về địa chất, hiện trạng cũ cũng như nhu cầu mới, các kỹ sư hay đều xuất những biện pháp cải tạo nâng tầng nhà phố. Cụ thể như sau:
Cải tạo nâng tầng không cần gia cố cột và móng
Trường hợp vận dụng: Nhà hiện trạng 1, 2 tấm nhưng trước ngày thi công có tính sau này sẽ cải tạo nâng tầng hay kết cấu hiện trạng cũ khá vững chắc mà chỉ nâng 1 tấm mái bê tông, sàn giả, mái tôn… thì không nhất thiết phải gia cố cột và móng.
Khi nghiên cứu địa chất và hiện trạng quyết định biện pháp thi công, các bạn chỉ việc đánh gỉ và nối theos đúng quy chuẩn xây dựng nếu có thép chờ cũ. Trong trường hợp không để thép chờ hãy khoan cấy và nối thép lên rồi mới ghép coffa cột đổ bê tông. Sau đó thực hiện các công tác như xây mớii tiếp theo.
Lưu ý: Khoan cấy thép, nối thép đúng theo quy chuẩn của xây dựng và xử lý tường giáp mí giữa tường mới và cũ phải đóng lưới chống nứt hay đục tường cũ đi tô lại.
Cải tạo nâng tầng phải gia cố cột
Phương pháp này vận dụng khi tiết diện cột cũ không có đủ khả năng chịu lực khi nâng thêm 1, 2 tầng nữa thì hãy tiến hành gia cố cột.
Cách làm:
- Cắt đục bỏ tường ở xung quanh cột và lớp vữa trên cột cũ.
- Sử dụng SIKA 731 2 thành phần A- B để khoan cấy sắt đai và sắt chủ, sắt chờ
- Quét lớp SIKA 732 2 thành phần A-B kết nối BT cũ và mới.
- Lắp dựng cốt pha và đổ bê tông.
- Tháo dỡ cốt pha và xây tô.
Lưu ý: Cần đảm bảo sự liên kết giữa bê tông cốt thép gia cố thêm với bê tông cốt thep cũ bằng sika liên kết và các đai C.
Cải tạo nâng tầng phải gia cố móng nhà
Sử dụng hệ móng cũ không có đủ khả năng chịu lực khi nhà tăng trọng tải thêm 1,2 tấm.
Phương pháp cải tạo:
- Đào đất xuống xác định cao độ móng đơn cũ (lưu ý không đào quá sâu với chân hệ móng cũ tránh trường hợp sụt móng).
- Tạo hố móng băng kết nối quanh chân hệ móng cũ.
- Khoan cấy sắt bằng Ramset kết nối (với độ sâu và kích thước mũi khoan theo tiêu chuẩn đường kính sắt cần cấy),
- Tạo sàn, dầm cốt theo, sắt chờ cổ cột hay giá cố cột trên móng băng để liên kết với hệ móng đơn cũ.
- Lắp dựng cốt pha và đổ bê tông móng băng mới bao phủ hệ móng cũ.
- Xử lý khu vực hầm phân, hệ nước cấp thoát, hố ga.
- San lấp mặt bằng.
Lưu ý: Dựa vào địa chất, hiện trạng ngôi nhà, công năng sử dụng mới và hệ móng cũ để có biện pháp gia cố sao cho phù hợp.
Cải tạo nâng tầng phải gia cố cả cột và móng nhà
vận dụng hệ móng cũ không có đủ khả năng chịu lực khi nhà tăng 1, 2 tấm tải trọng mà biện pháp gia cố mình cột hay mình móng không thể đáp ứng được.
Cách thực hiện: Là sự kết hợp giữa 2 phương pháp gia cố cột và móng. Tiến hành gia cố hay thi công móng băng mới trước rồi gia cố hay cấp phép cột mới sau.
Điểm đáng chú ý: Có một số trường hợp để phù hợp với tải trọng cũng như công năng, ngôi nhà cần được gia cố móng và cột cũ. Đồng thời cần làm thêm móng và cột mới. Khi đó, sự liên kết móng cũ và móng mới có thể tạo thành một khối chịu lực thống nhất.
Cải tạo nâng tầng phải gia cố cả cột và móng nhà bằng hệ thép I
Trong trường hợp nhà cũ là cột gạch, nâng lên số tầng và tải trọng hiếm khi kết hợp với thi công bằng sàn giả hay tấm xi măng Cemboard 3D Thái Lan, các bạn cần sử dụng gia cố bằng cột I để đảm bảo tính chịu lực, tiết kiệm tài chính và thời gian thi công cho chủ đầu tư.
Phương pháp làm: Dựa vào thực tế tải trọng để bố trí số lượng cột sao cho phù hợp. Khi xác định số lượng cột tiến hành đào hố thi công móng đơn và chôn I hay làm bản mã. Tiếp theo, nối I đúng quy cách và hàn râu và thép I để xây tường. Cuối cùng là xây gach bao quanh để tiết kiệm diện tích hay sử dụng tấm Cemboard, thạch cao để đóng xung quanh để đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Lưu ý: Hàn nối I theo đúng quy chuẩn nối bản mã và xây hay đóng Cemboard đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Một số sai sót thường gặp khi cải tạo nâng tầng nhà
Dưới đây là những sau sót mọi người thường gặp phải khi tiến hành cải tạo nâng tầng nhà phố:
Tình trạng nghiêng, lún, nứt
Nền móng cũ cùng với các vật liệu mới khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp hay không tương thích với nhau. Bởi vậy, trong quá trình sửa nhà nâng tầng, các bạn hãy chú ý tới hiện tượng nghiêng, lún, nứt để có biện pháp giải quyết kịp thời. Từ đó, đảm bảo an toàn cho căn nhà của mình.
Không kiểm tra khả năng chịu lực của công trình
Mặc dù nhà thầu có thể đưa ra các nhận định khác nhau về khả năng chịu lực của trụ cột và nền móng cũ. Tuy nhiên mọi người vẫn nên kiểm tra song hành khả năng này trên thực tế. Trong điều kiện không muốn xảy ra tình trạng sụt lún và nghiêng nứt về sau.
Vi phạm quy định độ cao, khoảng lùi trong xây dựng
Vi phạm bất cứ quy định nào trong xây dựng đều không được phép. Nó sẽ khiến cho việc cải thiện tạo nâng tầng bị trì trệ. Tốt nhất, các bạn nên tính toán kỹ lưỡng trong bản vẽ xin cấp phép nếu muốn quá trình xây dựng được diễn ra một cách suôn sẻ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nâng tầng nhà
Có muôn vàn lý do để quyết định có nên xây nhà nâng tầng hay không. Chủ yếu là nhu cầu sử dụng nhà ở tăng lên. Khi diện tích nhà ở không đáp ứng không gian sống nhưng mọi người không muốn xây mới, cải tạo nâng tầng nhà là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy chi phí nâng tầng cho 1 ngôi nhà là bao nhiêu và gồm những yếu tố gì? Tất cả sẽ được lý giải ở nội dung dưới đây!
Đơn vị thi công
Khi các bạn chọn hợp tác cùng đơn vị uy tín sẽ phải trả mức phí ban đầu cao hơn những đơn vị khác. Tuy nhiên họ sẽ đảm bảo thiết kế thi công nhanh chóng, công trình đầu ra chất lượng và vấn đề an toàn lao động cho bạn. Khi đó, công trình thi công sẽ lâu xuống cấp và không mất thêm bất cứ khoản chi phí bảo trì, sửa chữa phát sinh nào.
Diện tích của ngôi nhà
Chi phí nâng tầng nhà phụ thuộc khá nhiều vào diện tích và yêu cầu của gia chủ. Đối với nhà nhỏ, việc nâng thêm 1 tầng đơn giản sẽ tốn ít tiền hơn là nhà rộng. Hoặc gia chủ có thể yêu cầu thêm về sân thượng, ban công,…
Chất lượng ngôi nhà
Trong trường hợp móng nhà yếu thì không thể nào nâng thêm tầng. Khi đó, công trình rất dễ đổ sập và hư hỏng. Nếu kỹ thuật viên khảo sát và thấy nền móng yếu sẽ ngay lập tức yêu cầu gia cố để đảm bảo độ bền vững cho công trình. Lúc đó, chi phí gia cố sẽ được tính vào chi phí bạn nâng thêm tầng.
Lựa chọn vật tư
Các kỹ sư sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn vật tư thích hợp cho công trình để tiết kiệm chi phí. Sắt, bê tông, nước sơn,.. là những vật tư nên lựa chọn loại tốt và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, với mức giá cao thường vật tư sẽ có độ vền chắc và tính thẩm mỹ tốt hơn.
Các bạn cũng cần lưu ý trong việc tính toán chi phí nâng tầng đó là không nên tiết kiệm trong việc gia cố móng nền cũ. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng bậc nhất khi sửa nhà nâng tầng. Tùy vào nhu cầu sửa nhà, nâng tầng ra sao, đơn vị thi công sẽ đưa ra cách gia cố hoàn hảo nhất cho bạn. Nếu cột trụ và móng không được phá bỏ hay di dời thì cần được gia cố kỹ càng và đúng tiêu chuẩn. Đó chính là khung sườn để làm nên một ngôi nhà có tuổi thọ và tính thẩm mỹ cao.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG NGÔ GIA
• MST: 0317226817
• Địa Chỉ: 42/1A Đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TpHCM
• Văn Phòng: Lầu 5, Tòa nhà Winhome số 3 Nguyễn Văn Đậu, P. 5, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
• Xưởng Sản Xuất: 109A Thạnh Xuân 33, P. Thạnh Xuân, Q. 12, Tp.HCM
• Web: ngogiaxaydung.com
• Mail: ngogiaxaydung247@gmail.com
• Hotline: 09 8899 4569
• Kỹ thuật: 09 2345 8679 – 09 2839 0839