Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng phải cúng “phẩm đắc tiền” mới được nhiều công đức. Thật ra công đức không đến từ giá trị của phẩm vật cúng dường mà đến từ giá trị của tâm người cúng dường. Tâm người cúng dường mới là yếu tố quyết định lượng công đức nhiều hay ít. Tâm không tham lẫn là cái tâm cần phải có khi cúng dường.
Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, như nước thấm sâu vào lòng đất. Do đó, dù đã trải qua mấy ngàn năm thăng trầm thịnh suy, vinh nhục, vật đổi sao dời, qua phân ly tán, nhưng hình ảnh ngôi chùa vẫn mãi mãi hiên ngang hiện hữu trong lòng người dân Việt.
Quả đúng như lời thơ của Vũ Hoàng Chương đã viết:
“…Dân tộc ta không thể nào thua
Đạo Phật ta đời đời xán lạn
Dầu trải mấy qua phân ly tán
Nhưng vẫn còn núi còn sông
Còn chót vót mãi ngôi chùa”.
Chùa là tài sản tâm linh chung cho tất cả mọi người. Ai có tâm thì cửa chùa sẽ rộng mở để chào đón. Nếu có tâm ý sai lệch thì tự mình đã quay lưng với chùa.
Sở dĩ người ta thường hay nói, cửa chùa rộng mở là vì ai bước chân vào chùa cũng được hết. Cửa chùa vốn không chứa đựng những công danh lợi lộc, những thị phi tranh chấp, những ganh tỵ thù hằn… ở đời.
Có những ngôi chùa như trở thành một ngôi trường làng, đề ra hẳn chương trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người. Mục đích là nhằm đào tạo con người có được đời sống tâm linh phong phú và trên hết là chất liệu văn hóa tình người.
Đó là con đường hướng đến Chân, Thiện, Mỹ mà những vị Tăng, Ni đóng vai trò chủ chốt trong việc đào tạo này.
Đã từ lâu, hình ảnh ngôi chùa luôn là một hình ảnh thân thương, rất quen thuộc gần gũi với nếp sống hiền hòa của những người dân quê mộc mạc. Câu nói “Đất vua, Chùa làng” đã cho ta thấy cái giá trị tín ngưỡng thiêng liêng trong tình tự hài hòa gắn bó thể hiện trong nếp sống tình cảm chơn chất đơn thuần của người dân quê. Vì chùa là mái ấm che chở ấp ủ nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ. Họ xem ngôi chùa như là mái ấm gia đình chung. Do đó, họ cùng nhau quyết tâm đóng góp xây dựng bảo vệ và phát huy mạnh mẽ. Mái chùa là niềm an ủi, là nơi xoa dịu những nỗi buồn u uất đè nặng trong tâm hồn người dân. Đó là một tình cảm thật thân thiết đậm đà, nồng nàn. Để từ đó chứng tỏ rằng, hình ảnh ngôi chùa đã ăn sâu trong lòng người Việt Nam, là một dấu ấn sâu đậm không thể nào phai nhòa trong tâm trí. Chính vì lẽ đó, chúng ta cũng không lấy làm lạ khi thấy bất cứ nơi đâu có đông đảo đồng hương, Phật tử sinh sống, thì chắc chắn nơi đó sẽ mọc lên ngôi chùa.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Đây cũng là nơi để chúng ta tôn thờ, hướng lòng tri ân và báo ân đối với các bậc tiền nhân, những vị đã có công lao dựng nước và giữ nước, gần nhất là các đấng sanh thành đã dày công khó nhọc giáo dưỡng chúng ta nên người.
Ngôi chùa là nơi giải tỏa, an ủi những khó khăn đời sống tinh thần của con người. Chùa là mái nhà che chở, an ủi vỗ về cho những con người đau khổ khi thất bại, khi người thân mất đi. Cho nên người Phật tử đến chùa để cầu nguyện, nghe tiếng chuông ngân, hồi mõ hùng ấm, chiêm ngưỡng hình ảnh đức Phật để cầu mong bao nhiêu đau đớn buồn phiền, bực nhọc tan biến. Chùa rất cần cho đời sống tình cảm con người.
Chùa là nơi hoạt dụng của lòng từ bi để giúp các mảnh đời bất hạnh được nguồn an ủi và giúp đỡ cần thiết. Các nhà sư trụ trì tiếp nhận những nguồn đóng góp của Phật tử tại gia rồi trao lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu. Các hội đoàn xã hội ngày nay cũng học theo việc làm đó. Thế nhưng, niềm tin đối với các hội đoàn không thể bằng với niềm tin mà các Phật tử dành cho chùa được. Lương tâm của các nhà sư làm tốt các việc đó hơn các Phật tử tại gia.
Ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật tuyệt hảo biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân tộc, tính ra nó còn có nhiều chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và đóng góp xây dựng nếp sống đạo dức hiền hòa cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện. Bên cạnh đó, ngôi chùa cũng còn đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng.
Công trình chùa ƯU ĐÀM tại địa chỉ: 259 Kha Vạn Cân, Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Dức do Công Ty TNHH Kiến Trúc Và Xây Dựng Ngô Gia thi công!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG NGÔ GIA
• MST: 0317226817
• Địa Chỉ: 42/1A Đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TpHCM
• Văn Phòng: Lầu 5, Tòa nhà Winhome số 3 Nguyễn Văn Đậu, P. 5, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
• Xưởng Sản Xuất: 109A Thạnh Xuân 33, P. Thạnh Xuân, Q. 12, Tp.HCM
• Web: ngogiaxaydung.com
• Mail: ngogiaxaydung247@gmail.com
• Hotline: 09 8899 4569
• Kỹ thuật: 09 2345 8679 – 09 2839 0839